Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Suối nguồn tươi trẻ.


SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ
LÊ THÀNH
Biên dịch

Năm thức tập đơn giản của Tây Tạng
sẽ mãi mãi làm thay đổi đời sống của bạn
(Nhà Xuất Bản Trẻ)
Phần I
 Peter Kelder, tác giả cuốn The Fountain of Youth, đã trình bầy lời kể chuyện của Ðại Tá hồi hưu Bradford trong Quân Ðội Hoàng gia Anh. Ông Bradford đã bỏ 4 năm qua Ấn Ðộ thám hiểm một vùng khuất xa trên dẫy Himalaya, đã học được những nghi thức tập luyện của các Lạt Ma Tây Tạng và đã trẻ lại 15 tuổi.Nhiều người đã thực hành theo sách cuả Peter Kelder và đã phát biểu ý kiến là "trông trẻ hơn", "tóc mọc trở lại", "dồi dào sinh lực", "trí nhớ tốt hơn", "tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ", "thân thể thon gọn", "chữa trị viêm khớp", "chữa trị các chứng viêm xoang", "chữa trị đau nhức" và "chữa trị các chứng bệnh về tiêu hóa".
Muốn đọc đây đủ nội dung cuả cuốn sách, xin vui lòng ghé thăm web site Amazon.com hoăc đọc bản dịch của Lê Thành, Nhà Xuất bản Trẻ, Sài Gòn.   Trên trang web chỉ trình bầy hình ảnh và lời chỉ dẫn cách tập luyẽn 5 phương pháp thể dục (hay là 5 Thức) của Tây Tạng xưa được hiểu như là bí quyết để duy trì sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực. Từ hàng ngàn năm qua, những bài tập này đã trở thành những nghi thức thần kỳ được giữ kín trong các tu viện ẩn náu trên dẫy Himalaya.
Xin ghi lại đôi dòng trong LỜI NÓI ÐẦU của người Biên dịch:
"...Bạn chỉ đọc... một khi bạn đã chấp nhận cái ý niệm lạ lùng cho rằng sự lão hóa là môt tiến trình có thể đảo ngược được và một khi bạn tin rằng "Suối Nguồn Tươi Trẻ" là một bí quyết có thực..."
Xin chúc bạn có đủ niềm tin vào kết quả của 5 thức thể dục hết sức đơn giản này và kiên trì tập luyện hàng ngày.
Mong sao bạn có thể tái lập sự tươi trẻ và thu hồi sinh lực của những năm xưa khi mình còn ưa "bay bướm"...
Bí quyết cổ truyền
 Thân thể con người có 7 trung tâm năng lực. Người Tây Tạng gọi đó là những điểm xoáy trong khi người Hin-Ðu gọi là LUÂN XA. Tuy không thể thấy nhưng 7 luân xa này là những điện trường cực mạnh và hoàn toàn có thực. Mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của cơ thể và nhiệm vụ của nó là kích thích sự sản xuất hóc-môn. Chính những hóc-môn này điều hành toàn bộ các chức năng của các cơ quan nội tạng và đồng thời điều hành cả tiến trình lão hóa.
http://www.erct.com/4-ChiaSe/Suckhoe/SNTTre/luanxa.jpg
Luân xa (1) hay luân xa thấp nhất tập trung ở tuyến sinh dục. Luân xa (2) tập trung ở tuyến tụy trong vùng bụng. Luân xa (3) tập trung tại tuyến thượng thân trong vùng đám rối dương (mạng dây thần kinh ở bụng). Luân xa (4) tập trung tại tuyến ức ở vùng ngực. Luân xa (5) tập trung ở tuyến giáp trạng nơi cổ. Luân xa (6) tập trung ở tuyến tùng, tại đáy sau của não. Luân xa (7) cao nhất, tập trung tại tuyến yên, nơi đáy trước của não.
Trong một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, hoạt động của những luân xa này thật mãnh liệt, giúp cho "prana", sinh lực chủ yếu của sự sống, được trôi chảy qua các tuyến nội tiết. Nhưng nếu sự hoạt động của một hay nhiều luân xa đó bị trì trệ thì dòng sinh lực của sự sống bị cản trở hoặc bế tắc và như thế đưa đến bệnh hoạn và già nua.
Với một người khỏe mạnh thì những luân xa đó làm lan tỏa sinh lực ra đến tận làn da bên ngoài; ngược lại với một cơ thể già nua bệnh hoạn thì những luân xa này hầu như không thể đẩy sinh lực lên đến bề mặt của thân thể. Vì thế, cách thức nhanh nhất để dành lại sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực là làm sao để cho những luân xa này hoạt động bình thường trở lại. Ðể đạt đến mục đích này, chúng ta có 5 bài tập hay 5 "Thức" như tên gọi của các Lạt Ma trên Himalaya. Mỗi thức tự nó rất hữu ích, nhưng muốn có được những kết quả tối ưu thì không nên bỏ sót một thức nào.và kinh nghiệm của người đã luyện tập thành công.
Sau đây là những câu hỏi của tác giả Peter Kelder đã được Ðaị tá Bradford giải đáp:
1.  Mỗi thức phải tập bao nhiêu lần ?
Ðể bắt đầu, trong tuần lễ thứ nhất nên thực hành mỗi ngày một buổi, mỗi thức tập 3 lần. Rồi trong tuần lễ thứ hai mỗi thức tập 5 lần; tuần thứ ba tập 7 lần; tuần thứ tư tập 9 lần và cứ thế tiếp tục. Như vây trong khoảng 10 tuần lễ có thể thực hiện mức tôi đa là tập mỗi thức 21 lân trong một ngày.
Nếu gặp khó khăn trong việc thực hiện thức thứ nhất - xoay tròn - có thể tâp thức này nhiều lần trong một ngày, sao cho đủ 21 lần mà không bị chóng mặt. Có người phải mất hơn một năm mới có thể xoay 21 lần trong một lúc.
2. Nên tâp luyện vào lúc nào trong ngày?
Có thể thực hành vào buổi sáng hoặc buổi tối, tùy theo giờ giấc thuận tiện. Sau khi đã tập luyện những thức này được 4 tháng có thể dành thời gian để thực hành nhiều lần vào buổi sáng, và buổi tối chỉ thực hành 3 lần cho mỗi thức. Hãy tuần tự gia tăng số lần tập cho tới khi đủ 21 lần. Không cần phải tập nhiều hơn 21 lần.
3. Tầm quan trọng của các thức ra sao?
5 thức này liên kết nhau để tác động lên cơ thể và có chung một tầm quan trọng. Sau một thời gian tập, nếu không thể cùng một lúc thực hành các thức này theo số lần qui định, hãy tách thành 2 buổi tập vào ban sáng và buổi tối. Nếu thấy khó khăn trong việc tập một thức nào đó thì hãy tạm bỏ qua và chú tâm vào các thức khác. Vài tháng sau hãy tập lại thức đã tạm bỏ qua đó.
4. Sẽ ra sao nếu bỏ hẳn một trong 5 thức?
Nếu bỏ hẳn 1 trong 5 thức trong khi vẫn tâp đều đặn và đầy đủ 4 thức kia thì vẫn có kết quả tuyệt hảo. Nếu thấy rằng mình không thể thực hành toàn bộ 5 thức, hoặc không thể thực hành đầy đủ 21 lần mỗi ngày thì hãy vững tin rằng sẽ đạt được những kêt quả tốt đẹp với bất cứ thức nào có thể thực hiện được vì không nên quên rằng chỉ một thức thôi cũng đủ để tạo ra sự thần kỳ, điều được chứng minh qua vũ điệu xoay tròn của các tu sĩ Hồi Giáo, những tu sĩ tuy già nhưng thân thể vẫn cường tráng.
5. Phải chăng "Suối Nguồn Tươi Trẻ" thực sự đơn giản như đã mô tả?
- Ðúng. Tất cả những gì cần làm là tập 3 lần mỗi ngày để bắt đầu và từ từ tăng lên cho đến khi mỗi ngày thực hành đủ 21 lần cho mỗi thức... Mục đích của 5 thức này là tái lập sự tươi trẻ và sức khỏe. Ngoài ra còn một thức tập bổ sung, thức thứ sáu, nhưng thức này đề ra môt sự trói buôc mà hầu hết học viên không muốn tuân theo: cần phải sống độc thân.(1)

THỨC THỨ NHẤT
http://www.erct.com/4-ChiaSe/Suckhoe/SNTTre/Cacthe1.jpg
Mục đích của thức này là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại.
Giương thẳng hai tay ra theo chiều ngang và xoay tròn cho đến khi chóng mặt. 
Lưu ý là phải xoay tròn từ trái sang phải, theo chiều kim đồng hồ.
Hầu hết những người lớn tuổi chỉ có thể xoay khoảng 6 lần trước khi cảm thấy chóng mặt. 
Khi mới luyện tâp, không nên vượt quá 6 vòng quay. Nếu cảm thấy chóng mặt, có thể ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.
Lúc đầu chỉ nên tập thức này cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt. Sau khi đã tập luyện cả 5 thức sẽ có thể xoay nhiều vòng hơn mà không chóng mặt.
Ðể giảm sự chóng mặt, trước khi bắt đầu xoay hãy tâp trung tầm nhìn vào một điểm trước mặt và khi khởi sự xoay hãy nhìn thẳng vào điểm đó càng lâu càng tốt. Sau mỗi vòng xoay hãy hướng tầm mắt thật nhanh về điểm đó. Như thế sẽ đỡ chóng mặt.

THỨC THỨ HAI
http://www.erct.com/4-ChiaSe/Suckhoe/SNTTre/Cacthe2.jpg
Mục tiêu của thức này là nhằm kích thích hơn nữa 7 luân xa.
Nằm dài trên sàn, tốt nhất trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm đệm bằng phẳng; mặt ngẩng lên.
Nằm duỗi lưng, thẳng người, hai cánh tay buông dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau.
Tiếp theo, nhấc đầu lên cho cằm thu vào ngực. Ðồng thời nhắc hai cẳng chân lên trong thế thẳng đứng. Nếu có thể, đưa hai chân vươn ngược lên về phía đầu, nhưng phải giữ cho hai gối thật thẳng.
Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Sau đó, thư giãn toàn bộ các cơ bắp và thưc hành lại thức này.
Trong khi thực hành tuân theo nhịp thở như sau: hít vào thật sâu khi nhấc đầu và hai chân lên; thở ra toàn bộ khi hạ đầu và hai chân xuống. Càng hít thở sâu càng tốt.
Nếu lúc mới tập không thể giữ cho hai đâu gối được thật thẳng thì có thể cong theo mức độ cần thiết. Trong khi luyện tập tiếp cố giữ cho hai đầu gối càng thẳng càng tốt.

THỨC THỨ BA
http://www.erct.com/4-ChiaSe/Suckhoe/SNTTre/Cacthe3.jpg
Phải thực hành ngay sau thức thứ hai.
Quì gối trên sàn và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó, nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp theo, ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt; đồng thời ngả người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình như thế hãy bám cánh tay và bàn tay vào đùi để làm điểm tựa. Cong người xong lại trở về tư thế cũ. Lập lại thức thứ ba này.
Cũng như thức thứ hai, khi tập thức này phải điều hòa nhịp thở đúng như qui định. Hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về tư thế thẳng đứng. Hịt thở càng sâu càng tốt.
Muốn tập trung tư tưởng nên nhắm mắt lại để loại bỏ những ràng buộc của thế giới bên ngoài và có thể tập trung vào chính mình.
THỨC THỨ TƯ
http://www.erct.com/4-ChiaSe/Suckhoe/SNTTre/Cacthe4.jpg
Lúc mới tập thức thứ tư này rất khó thực hành, nhưng rồi sẽ thấy đơn giản như những thức khác.
Trước tiên, ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn tay đăt cách nhau khoảng 20cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó, thu cằm về phía trước ngực.
Tiếp theo, ngả đầu ra phía sau, càng xa càng tốt. Ðồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng.
Với tư thế này thân mình trở thành song song với sàn nhà và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Hãy gồng căng mọi cơ bắp của thân thể.
Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lập lại các động tác của thức này.
Nhớ hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở này khi nghỉ giữa hai lần tập.
Lúc đầu những người lớn tuổi khó nhấc thân lên khỏi sàn nhà và không thể đạt tư thế song song với sàn nhà. Hãy làm tất cả những gì có thể trong vòng một tháng xem sao. Cuối cùng sẽ đạt kết quả mong muốn.
THỨC THỨ NĂM
http://www.erct.com/4-ChiaSe/Suckhoe/SNTTre/Cacthe5.jpg

Thân mình phải hướng xuống đất và được chống đỡ bởi hai tay, gan bàn tay áp xuống sàn, các nhón chân ở trong tư thế cong lại. Hai bàn tay và hai chân cách nhau khoảng 60cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng.
Ðể bắt đầu, hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn và cong cột sống sao cho thân mình ở tư thế lún xuống.
Tiếp đó, ngả đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành hình chữ V ngược. Ðồng thời đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Trở lại tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức này.
Khi đã thuần thục hãy để cho thân mình rơi xuống tới điểm gần như là chạm sàn nhà, nhưng không chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi thân ở điểm cao cũng như lúc hạ xuống thấp.
Tiếp tục thở hít như trong các thức trước. Hít vào thật sâu khi nâng ngưởi lên và thở ra hết khi hạ người xuống
Phần II
Ðã gần ba tháng trôi qua kể từ ngày ông Bradford trở về từ Ấn Ðộ và biết bao chuyện đã xảy ra trong thời gian này. Sau khi được ông Bradford truyền dạy về năm thức tập, tôi bắt đầu luyện ngay và rất phấn khởi trước những kết quả do chúng mang lại. Dạo này, vì bận công việc nên ông Bradford đã vắng mặt và tôi không liên lạc được với ông. Cuối cùng, khi ông gọi điện cho tôi, tôi hăm hở báo cho ông về sự thành công của tôi và quả quyết rằng tôi rất thích thú để chứng tỏ cho ông thấy về sự công hiệu của năm thức đó.
     Ðúng vậy tôi cảm thấy cực kỳ phấn chấn về năm thức tập này và nôn nóng muốn truyền đạt những gì mình đã biết cho những người khác hầu họ có thể hưởng được lợi ích. Vì thế mà tôi đã hỏi ông Bradford, liệu ông có thể mở một lớp dạy. Ông đồng ý, xem đó là một ý tưởng hay và nói ông sẽ làm chuyện đó, nhưng chỉ mở lớp trong ba điều kiện.
     Ðiều kiện thứ nhất là lớp phải có đầy đủ cả nam lẫn nữ thuộc mọi thành phần trong xã hội : từ chuyên gia cho đến người công nhân, nội trợ v.. v.. Ðiều kiện thứ hai là tất cả học viên đều phải trên năm mươi tuổi, càng lớn tuổi càng tốt, dù họ có thể là trên một trăm tuổi hay hơn nữa, nếu tôi có thể tìm thấy và nếu họ chịu học. Ông Bradford nhấn mạnh đến điểm này, mặc dầu năm thức tập cũng rất hữu ích đối với những người trẻ tuổi hơn. Và điều kiện thứ ba là mỗi lớp chỉ giới hạn trong số mười lăm học viên mà thôi. Ðiều này làm tôi khá thất vọng bởi tôi vẫn mong tập hợp một số học viên lớn lao hơn. Sau khi cố thuyết phục ông Bradford một lúc nhưng thấy không được, tôi đành chấp nhận ba điều kiện của ông.
     Chẳng bao lâu sau, tôi đã tập hợp được một nhóm hội đủ những điều kiện mà ông Bradford đã nêu ra và, ngay từ buổi đầu, lớp học đã chứng tỏ một sự thành công lớn lao. Chúng tôi gặp nhau mỗi tuần một lần và trong tuần sau đó, tôi thấy đã có những dấu hiệu tiến bộ nơi một số thành viên. tuy vậy, ông Bradford yêu cầu các thành viên không nên thảo luận với nhau về sự tiến bộ của mỗi người và vì thế tôi chẳng có cách nào để thăm dò ý kiến của họ. Thế rồi, sự thắc mắc của tôi đã được nguôi ngoai vào cuối tháng, khi chúng tôi gặp nhau trong một buổi họp mặt để chia xẽ những thành quả mà mỗi người đã đạt được. Một số đã mừng rỡ kể ra sự tiến bộ đạt được, một số ít hơn cho rằng họ đã thành công đáng kể và trong số này có một cụ 75 tuổi, xem chừng đã đạt được nhiều tiến bộ hơn cả.
     Chúng tôi đặt tên cho nhóm của mình là " Himalaya Club " và tiếp tục họp mặt mỗi tuần. Cuối cùng, sau khi đã trải qua mười tuần học tập. toàn bộ học viên đã có thể thực hành mỗi tuần 21 lần các thức tập. Mọi học viên đều không những cho rằng mình cảm thấy khá hơn mà còn tin rằng họ trông có vẻ tươi trẻ hơn ; nhiều người còn nói đùa rằng đã đến lúc họ sẽ không nói ra tuổi thật của họ nữa. Ðiều này làm tôi nhớ, vài tuần trước đó, khi chúng tôi hỏi tuổi ông Bradford, ông đã hứa rằng ông sẽ công bố nó vào cuối tuần thứ mười. Vậy mà giờ đây, khi đã đến kỳ hẹn, chúng tôi vẫn chưa thấy ông Bradford đến. Một học viên đề nghị chúng tôi cố đoán số tuổi của ông Bradford rồi viết ra trên một miếng giấy để sau đó, khi được ông Bradford công bố tuổi, chúng tôi sẽ xem ai là người đoán gần đúng nhất. Tất cả chúng tôi đều đồng ý và khi chúng tôi đang thâu các mẫu giấy lại thì ông Bradford bước vào.
     Nghe chúng tôi giải thích về công việc đang làm, ông Bradford nói " Nào các bạn hãy trao chúng cho tôi, để tôi xem các bạn đã đoán đúng như thế nào. Sau đó, tôi sẽ nói tuổi thật của tôi cho các bạn ! ". Bằng một giọng vui nhộn, ông Bradford đọc lớn các dự đoán ghi trong mỗi mẩu giấy, qua đó người ta thấy rằng tất cả đều đoán ông ở trong độ tuổi bốn mươi và phần đông cho rằng ông chỉ mới bước vào lớp tuổi bốn mươi.
     Ông Bradford nói :
- Thưa quý bà, quý ông. Tôi xin cám ơn về những gì tốt đẹp mà quý vị đã dành cho tôi. Vì quý vị đã chân thật nói lên cảm nghĩ của mình nên tôi cũng phải thành thật nói rõ về số tuổi của tôi. Thưa quý vị, tôi cũng có cùng một lớp tuổi của quý vị, nghĩa là vào sinh nhật tới đây, tôi đã 73.
     Thoạt tiên, mọi người đều nhìn ông với vẻ nghi ngờ, khó tin. Làm sao một ông cụ ở tuổi 73 lại có vẻ trẻ trung như một người đàn ông ở tuổi bốn mươi thế ? Sau đó, một số học viên đã nêu lên thắc mắc của mình và hỏi tại sao ông có thể đạt được những kết quả kỳ diệu này.
     Ông Bradford giải thích :
- Tôi thông cảm với sự ngạc nhiên của các bạn bởi các bạn mới chỉ thực hành những thức kỳ diệu này trong vòng mười tuần. Nếu tiếp tục thực hành chúng trong hai năm, các bạn sẽ tạo được những thay đổi rõ nét. Ngoài ra, nếu các bạn muốn đạt được một sự tiến bộ hơn thế nữa thì tôi sẽ nói ra đây những gì bạn cần biết.
     Cho đến nay, tôi đã chỉ cho các bạn năm thức tập nhằm tái tạo sức khỏe, sinh lực. Chúng cũng mang lại cho bạn về tươi trẻ. Tuy vậy, nếu bạn muốn phục hồi hoàn toàn sức khỏe và sự tươi trẻ, thì bạn phải thực hành thức thứ sáu.
     Sở dĩ tôi chưa đề cập đến thức thứ sáu này là vì nó chỉ có thể hữu ích một khi bạn đã đạt được những kết quả tốt đẹp qua năm thức tập đã nêu.
     Ðến đây, ông Bradford lưu ý mọi người rằng nếu muốn hưởng lợi ích của thức thứ sáu này, họ phải biết tự chế và đây chính là điều rất khó khăn. Ông đề nghị tất cả nên dành ra một ít thời gian để cân nhắc xem mình có dứt khoát thực hành thức thứ sáu này trong suốt quãng đường đời còn lại hay không. Với ai đã dứt khoát thì ông mời họ trở lại vào tuần sau.
     Ðúng như đã qui định, vào tuần sau đó, chỉ có năm học viên của nhóm trở lại. Tuy vậy, ông Bradford cho biết điều này xem ra có vẻ tốt đẹp hơn là những gì ông đã từng trải ở Ấn Ðộ.
     Khi được hỏi về cái thức tập bổ sung này, ông Bradford giải thích rõ ràng mục tiêu của nó là nhằm nâng cao các năng lực tái tạo của cơ thể. Tiến trình nâng cao này không những làm cho tinh thần được tươi trẻ trở lại, mà toàn bộ cơ thể cũng thế. Và ông lưu ý rằng, thức thứ sáu này đề ra một sự trói buộc mà hầu hết các học viên đều không muốn tuân theo.
     Ông giải thích :
- Thông thường với các bà hay các ông ở độ tuổi trung niên thì một phần hoặc thường khi là phần lớn năng lực chủ yếu của sự sống nhằm nuôi dưỡng bảy luân xa được hướng thành năng lực tái tạo. Một phần quá lớn của năng lực này bị hoang phí ở luân xa thứ nhứt và như thế nó không thể lên đến sáu luân xa kia.
     Nhằm có thể trở thành một con người cực kỳ tươi trẻ và khỏe mạnh - một siêu nhân - bạn cần phải bảo quản cái năng lực mãnh liệt của sự sống này và dẫn nó lên phía trên, hầu toàn bộ các luân xa có thể dùng đến nó, nhất là luân xa thứ bảy. Nói cách khác, bạn cần phải sống độc thân hầu cái năng lực tái tạo này có thể được tái xử dụng vào một mục đích cao cả hơn.
     Khi đó, việc đưa sinh lực chủ yếu của sự sống lên phía trên là một điều rất dễ dàng ; vậy mà, từ bao thế kỷ nay, con người thường thất bại trong khi thực hiện ước mơ này. Ở phương Tây, toàn bộ các tôn giáo đã thử vươn đến mục tiêu này, nhưng tất cả đã thất bại. Sở dĩ như thế là vì họ muốn làm chủ cái năng lực tái tạo này bằng cách đè nén và ngăn chặn nó. Thực ra, chỉ có một cách duy nhất để làm chủ cái thôi thúc mãnh liệt này, đó là chuyển hóa nó chứ không phải là triệt tiêu hay ngăn chận nó. Chỉ bằng cách chuyển hóa nó bạn mới có thể làm chủ được cái năng lực chủ yếu của sự sống và đồng thời đưa nó lên cao. Bằng cách này, bạn không những tìm thấy sự " trường sanh bất lão " như các cụ ngày xưa gọi, mà còn có thể ứng dụng nó, điều mà người xưa lắm khi không làm được.
     Giờ đây tôi xin nói với các bạn rằng thức thứ sáu này là một thức đơn giản và dễ dàng nhất. Bạn chỉ thực hành nó một khi cảm thấy bị thôi thúc thái quá bởi tính dục và có ước muốn tự nhiên cần phải giải quyết nó. May thay, thức thứ sáu này quả là rất đơn giản để bạn có thể thực hành nó ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, mỗi khi bạn cảm thấy bị thúc bách bởi tính dục.
     Tất cả những gì mà bạn phải thực hành là :
     " Ðứng thẳng người và từ từ thở hết không khí ra khỏi phổi. Trong khi làm như thế, bạn hãy cong mình và đặt hai bàn tay lên đầu gối. Cố thở cho bằng hết không khí còn trong phổi và rồi, với buồng phổi trống trơn, quay trở lại với tư thế thẳng đứng. Ðặt hai tay lên hông và ấn chúng xuống. Ðồng thời, thóp bụng vào càng sâu càng tốt và nâng cao lồng ngực.
    " Giờ đây, hãy giữ tư thế này càng lâu càng tốt. Cuối cùng, khi bạn cảm thấy cần phải hít thở, hãy hít không khí vào bằng mũi. Khi phổi đã đầy, hãy thở ra bằng miệng. Trong khi thở ra như thế, hãy thư giãn đôi tay và buông thỏng chúng một cách tự nhiên dọc bên hông. Rồi hít thở sâu vài lần bằng miệng hoặc mũi ". Ðây là tất cả những gì mà bạn phải thực hành với thức thứ sáu này, để tái định hướng năng lực tình dục và hướng sức mạnh của nó đi lên. Hầu hết mọi người đều phải thực hành ba lần thức thứ sáu này.
THỨC THỨ SÁU
http://www.erct.com/4-ChiaSe/Suckhoe/SNTTre/Cacthe6.jpg
      Sự khác biệt duy nhất giữa một người khỏe mạnh sanh động và một siêu nhân  (nam cũng như nữ) là ở chỗ siêu nhân biết hướng năng lực chủ yếu của sự sống đi lên để tạo ra sự quân bình và hài hòa qua bảy luân xa trong khi người kia thì hướng nó vào năng lực tình dục. Chính vì thế mà siêu nhân mỗi lúc mỗi trẻ ra, ngày càng trẻ hơn và tạo ra trong chính họ " liều thuốc trường sinh ".
     Hẳn giờ đây các bạn đã có thể hiểu rằng tại sao "Suối Nguồn Tươi Trẻ " vẫn luôn luôn ở trong tôi. Năm thức tập hay đúng hơn là sáu thức đã nêu, chỉ là cái chìa khóa để mở ra cánh cửa. Mỗi khi tôi nhớ đến Ponce de Leon và sự tìm kiếm vô vọng "Suối Nguồn Tươi Trẻ" của ông ta, tôi thấy cảm thương cho con người đã không quản gian lao vượt bao ngàn dặm để rồi trở về với hai bàn tay trắng. Thật ra, ông ấy có thể đạt được mục tiêu của mình mà không cần phải ra khỏi nhà. Tuy vậy, cũng tựa như tôi, Ponce de Leon tin rằng ông có thể tìm thấy " Suối Nguồn Tươi Trẻ " ở một nơi nào đó trên trái đất này. Ông không ngờ rằng chính trong bản thân ông luôn chất chứa cái " Suối Nguồn Tươi Trẻ ".
     Cần nhớ rằng các bạn chỉ thực hành thức thứ sáu này khi bạn đang sung mãn và bị thôi thúc bởi tình dục. Quý bà quý ông sẽ không thể chuyển hóa cái năng lực sinh sản này nếu nó còn quá ít hoặc chẳng còn gì để chuyển hóa. Người nào đã hết sung mãn và không còn bị thôi thúc bởi những đòi hỏi xác thịt thì không nên thực hành thức thứ sáu này, bởi nếu thực hành thì nó chỉ mang lại cho họ sự chán nản và nhiều điều hại hơn là lợi. Thay vào đó, những người này - không phân biệt tuổi tác - trước tiên, nên thực hành năm thức đã kể cho đến khi họ tìm lại được những đòi hỏi tình dục bình thường. Và, chỉ sau khi đã đạt được điều này họ mớo có thể tập sang thức thứ sáu để trở thành một người phi thường.
     Ngoài ra, các bạn chỉ nên thực hành thức thứ sáu một khi đã có đủ lý do chính xác để đi vào con đường này. Nếu bạn nào cảm thấy mình yếu kém về sinh lý và phải cố phấn đấu để vượt qua sự cám dỗ của nó thì như thế bạn này thật sự không đủ khả năng để chuyển hóa năng lực sinh sản và hướng nó đi lên. Thay vào đó, với sự phấn đấu như thế, cái năng lực này sẽ bị lệch hướng để trở thành một sự xung đột và dày vò trong chính mình. Nói tóm lại, thức thứ sáu chỉ dành cho những ai cảm thấy mình đã trọn vẹn trong vấn đề tình dục và thật sự mong muốn hướng đến những mục tiêu khác.
     Với hầu hết mọi người thì sự lựa chọn một đời sống độc thân không phải là điều dễ dàng, và vì thế họ chỉ nên thực hành năm thức tập mà thôi. Tuy vậy, theo thời gian, năm thức tập này có thể sẽ làm họ thay đổi quyết định và mong muốn trở thành một người phi thường. Vào lúc đó, người này phải lấy một quyết định chắc chắn để bắt đầu một lối sống mới cho cuộc đời : họ phải tiến tới mà không lưỡng lự hay nhìn lại đằng sau. Những ai có thể làm được điều này thì sẽ trở thành một bậc thầy thực sự và có thể xử dụng cái năng lực chủ yếu của sự sống để thực hiện tất cả những gì mà họ mơ ước.
     Tôi nhắc lại các bạn nam cũng như nữ không nên nghĩ đến việc hướng các dòng năng lực sinh lý của mình đi lên trừ khi đã sẵn sàng bỏ lại những đòi hỏi xác thịt ở phía sau để hướng đến việc tạo ra những thành quả của một bậc thầy. Từ đây, bạn có thể tiến bước để gặt hái những thành công xứng với nổ lực của bạn. 
o*O*o 
Ngoài ra còn có một số điều khác về thực phẩm và dinh dưỡng mà tôi muốn trình bày với các bạn nhưng vì thời gian có hạn nên tôi không thể nói ra đây. vậy, các bạn nên ghi nhớ năm điều sau :
1. Ðừng bao giờ ăn các thức làm từ tinh bột trong cùng một bửa với thịt. Giờ đây, khi bạn còn khỏe mạnh, chúng không làm cho bạn bị suy yếu, nhưng về lâu về dài chúng không ích lợi cho sức khỏe bạn. 
2. Nếu dùng cà phê thì hãy uống ca phê đen, không dùng sữa hay một loại kem nào khác để pha vào. Nhưng nếu cà phê làm bạn khó chịu thì bạn hãy bỏ hẳn nó đi. 
3. Nhai kỷ thức ăn cho đến khi nó thành chất lỏng và giảm dần lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ. 
4. Mỗi ngày ăn một tròng đỏ trứng gà tươi. Hãy ăn trước hoặc sau bữa ăn nhưng không ăn trong bữa. 
5. Giảm các món ăn trong mỗi bữa của bạn xuống mức tối thiểu.
o*O*o


VTOS nghiệp vụ nhà hàng


CÔNG VIỆC SỐ 1:   CHUẨN BỊ LÀM VIỆC

Giới thiệu:

Bạn phải làm được báo cáo về công việc của mình theo chính sách của công ty, tuân thủ về các quy định về vệ sinh, công tác chuẩn bị, tổ chức và báo cáo công việc của bạn một cách an toàn và hiệu quả, tuân thủ các quy định về an toàn và an ninh, hiểu rõ chức năng của Bộ phận nhà hàng và tầm quan trọng của công việc của bạn.


CÔNG VIỆC SỐ 1:   CHUẨN BỊ LÀM VIỆC
PHẦN VIỆC SỐ 1.1:  Trang phục và vệ sinh cá nhân (Kiến thức)

Nội dung
Mô tả
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Tóc.
·    Cắt ngắn hoặc buông gọn sau gáy nếu tóc dài.Chải và cặp gọn gàng.
·    Tóc nam giới cắt ngắn, không chườm tai và cổ áo.
·    Tóc nữ giới phải buộc sau gáy, chải thẳng hoặc có chụp tóc nếu tóc dài quá đường cổ áo.
·    Trong mọi trường hợp, tóc phải sạch sẽ.
·    Tóc bẩn và không được chải là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Diện mạo của người phục vụ tác động trực tiếp đến sự cảm nhận của khách.
Tham khảo chương 2 giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng.
2. Mặt
·    Nam giới phải cạo râu trừ khi nhà hàng cho phép để râu hoặc ria mép.
·    Nữ giới trang điểm vừa phải.
·    Nam giới phải thường xuyên cạo râu (không để mọc lởm chởm) trừ khi được nhà hàng cho phép để râu hoặc ria theo trang phục.
·    Nữ giới chỉ được trang điểm tối thiểu.
Tóc bẩn và không được chải là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Diện mạo của người phục vụ tác động trực tiếp đến sự cảm nhận của khách

3. Cơ thể
·    Sạch sẽ và không có mùi khó chịu.
·    Tất cả nhân viên phải tắm (tắm vòi sen hoặc tắm bồn) trước khi phục vụ và dùng chất khử mùi thích hợp.Tuy nhiên, nước hoa hoặc mùi thơm không được quá mạnh.
Sự thoải mái và ấn tượng cho khách.

4. Tay
Sạch sẽ.
·    Phải rửa tay sạch sẽ trước khi phục vụ và thường xuyên rửa tay sau khi chạm vào thức ăn, hút thuốc, đi vệ sinh hoặc cầm các vật bẩn khác.
·    Móng tay phải ngắn.
·    Các vết xước hoặc đứt tay phải được băng bó một cách vệ sinh.
Bàn tay của bạn xuất hiện ngay trước mặt khách. Bàn tay là nơi dễ dàng làm lây nhiễm vi khuẩn sang thức ăn, các đồ vật phục vụ làm cho chúng bị nhiễm độc. Các vết xước có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn.

5. Trang sức.
Trang sức tối thiểu
·    Chỉ mang (tối đa) nhẫn cưới, vòng cổ đơn giản, khuyên tai và đồng hồ đơn giản.
·    Không mang vòng (đeo tay hoặc đeo cổ chân), các vật sắc, vòng và dây đeo lỏng.
Đồ trang sức có thể chứa chất bẩn. Nó cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe nếu vướng vào các thiết bị khác.
Theo quy định của công ty/ khách sạn.
6. Vệ sinh răng miệng.
·    Hơi thở thơm tho và hàm răng sạch sẽ.
·    Đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng trước khi phục vụ.
·    Không để thức ăn còn dính trên răng.
·    Hơi thở phải thơm tho.
·    Mùi khó chịu do hút thuốc, uống quá ít nước, quá nhiều cà phê và ăn nhiều thứ dẫn đến hơi thở có mùi hôi làm cho khách và đồng nghiệp khó chịu.

7. Nội dung.
·    Sạch, được giặt và là phẳng.
·    Phải mặc quần áo, đồ lót, đi tất sạch trong suốt thời gian phục vụ.
·    Áo khoác, áo vét, cà vạt, váy, áo dài phải được giặt thường xuyên hoặc khi thấy bẩn.
·    Giày dép phải mới, sạch và đánh xi bóng.
·    Tất cả đồng phục phải phẳng phiu.
·    Bảng tên (nếu có yêu cầu) phải được đeo theo cách của đồng phục, ngay ngắn và sạch sẽ.
Cũng như sạch sẽ cá nhân, đồng phục khi bẩn sẽ chứa vi khuẩn. Quần áo bẩn và nhếch nhác tạo ra hình ảnh xấu cho nhà hàng.
Theo quy định của công ty/ khách sạn.

CÔNG VIỆC SỐ 1:   CHUẨN BỊ LÀM VIỆC
PHẦN VIỆC SỐ 1.2:  Vệ sinh thực phẩm (Kiến thức).

Nội dung
Mô tả
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Các loại vi khuẩn.
·    Khuẩn Perfringens Clostridium.
·    Khuẩn hình que – Bacillus.
·    Khuẩn tụ cầu – Staphylôccus.
·    Khuẩn lien cầu – Streptococcus.
·    Khuẩn độc  Salmonella.
Được tìm thấy chủ yếu trong:
·    Thức ăn và nước sốt thịt.
·    Cơm.
·    Vết đứt và vết xước trên cơ thể người.
·    Nước bọt của người.
·    Gia cầm.
·    Phân.
Lan nhiễm sang thức ăn ở nhiệt độ ẩm, nhân viên bị nhiễm bệnh và thực hành vệ sinh kém.
Tham khảo chương 2, Giáo trình nghiệp vụ nhà hàng.
2. Vòng đời của vi khuẩn.
Vi khuẩn nhân đôi về số lượng trong 20 phút trong điều kiện thích hợp.
·    Trong khoảng từ 5 đến 65 độ C là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Dưới nhiệt độ này chúng sinh trưởng chậm, nhiệt độ cao hơn làm chúng bắt đầu chết.

3. Ngăn chặn vi khuẩn.
Thực hiện việc phòng ngừa đúng sẽ ngăn chặn được vi khuẩn.
Kiểm soát vi khuẩn gây hại qua 4 yếu tố sau:
·    Nước
·    Thời gian.
·    Thức ăn.
·    Nhiệt độ.
Trừ khi vi khuẩn có thời gian, độ ẩm và vật để kí sinh( thức ăn) trong nhiệt độ thích hợp, nếu không sự sinh sản của chúng sẽ được hạn chế đáng kể nếu không nói là dừng lại hoàn toàn.

4. Thói quen mang thức ăn.
Luôn duy trì được thói quen tốt khi mang thức ăn.
·    Tay không có vết bẩn
·    Nghỉ ở nhà nếu bị cúm hoặc cảm lạnh.
·    Giữ cơ thể sạch sẽ.
·    Không ho, khạc nhổ hoặc hắt xì hơi.
·    Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
·    Không hỉ mũi hoặc hút thuốc tại nơi làm việc.
Các thói quen của người phục vụ thức ăn có thể làm lây nhiễm bệnh.

5. Sự truyền nhiễm.
Vi khuẩn lây nhiễm tù thức ăn này sang thức ăn khác, từ vị trí này sang vị trí khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc vệ sinh không tổt.
·    Rửa sạch tay sau khi chạm vào một loại thức ăn này và sắp chạm vào 1 loại thức ăn khác.
·    Không để trộn lẫn thức ăn sống với thức ăn đã chín.
·    Dùng riêng các dụng cụ cho các loại thức ăn khác nhau.
Nhiều loại thức ăn còn sống hoặc đã nấu chín được xử lí và phục vụ hằng ngày. Sử dụng nhiều loại bề mặt và dụng cụ.Phục vụ nhiều người và mối nguy hiểm cũng cao hơn.

6. Những vật truyền bệnh.
Động vật, Loài gặm nhấn, côn trùng và người đều là tác nhân truyền bệnh.
·    Không để cho côn trùng tiếp xúc vào thức ăn.
·    Không cho các loại động vật tiếp xúc với thức ăn và khu vực chế biến.
·    Không làm ô nhiễm thức ăn.
Hành vi thiếu trách nhiệm là nguyên nhân chính gây nhiễm độc thực phẩm.

7. Trách nhiệm của người phục vụ chuyên nghiệp.
Là một người phục vụ đồ ăn chuyên nghiệp, bạn phải có đạo đức và trách nhiệm pháp lí về việc duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Một mẫu thức ăn nhỏ bị nhiễm độc có thể gây nhiễm độc cho hàng trăm người.
·    Học về nguyên tắc an toàn.
·    Giữ cho thực phẩm an toàn.
·    Giữ vệ sinh cá nhân.
Thực phẩm bị nhiễm độc không chỉ gây nguy hiểm cho khách mà còn cho cả nhà hàng và cho các nhân viên.


CÔNG VIỆC SỐ 1:   CHUẨN BỊ LÀM VIỆC
PHẦN VIỆC SỐ 1.3:   Tác phong chuyên nghiệp (Kiến thức)

Hành vi
Mô tả
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Đứng và đi lại.
·    Một người phục vụ thức ăn và đồ uống phải luôn đứng thẳng người và đi lại nơi làm việc, thể hiện sự chuyên nghiệp,có tổ chức và có mục đích.
·    Đứng thẳng người, hai tay hai bên, đển phía trước hoặc phía sau, không bao giờ khoanh tay trước ngực.
·    Không được đứng dựa vào tường hoặc bề mặt khác, không được ngồi.
·    Đi lại nhẹ nhàng, không lê bước chân và tránh để giày dép tạo ra tiếng ồn quá mức.
Hình ảnh của nhà hàng sẽ được tạo ra bởi điệu bộ cơ thể của các nhân viên.
Tham khảo chương 1 giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng.
2. Nói.
Phải sẵn sàng lắng nghe và giao tiếp có hiệu qủa.
·    Không được hét to hoặc nói lầu bầu trong miệng.
·    Cần phải nói rõ ràng và dễ hiểu.
·    Âm lượng giọng nói phải truyền tải được nụ cười và không được thể hiện sự giận dữ hay thiếu kiên nhẫn, châm biếm hoặc khó chịu.
·    Việc giao tiếp giữa các nhân viên phải riêng biệt và ở nơi khách không thể nghe thấy.
Bầu không khí của một bữa ăn được quyết định bởi kiểu cách và sự nhã nhặn của nhân viên.
3. Nhã nhặn với khách.
Phải luôn nhã nhặn với khách.
·    Luôn phải biết và hiểu rõ khách.
Giúp đỡ theo yêu cầu của khách bất cứ khi nào họ cần.
Nhân viên phục vụ phải tỏ rõ thái độ hết sức nhã nhặn trước bất kì hành vi nào của khách.

4. Giao tiếp với khách.
Giao tiếp với khách phải giới hạn trong phạm vi công việc chuyên môn.
·    Giao tiếp với khách phải được giới hạn trong các vấn đề có liên quan đến dịch vụ, khách sạn, nhà hàng hoặc các hoạt động du lịch của địa phương.
·    Không được thảo luận về các vấn đề cá nhân( khác với sự giới thiệu về dịch vụ).
Tác phong chuyên nghiệp là chỉ thảo luận các vấn đề liên quan đến dịch vụ trong nhà hàng.
5. Các dụng cụ mang theo.
Người phục vụ phải có các dụng cụ thích hợp mang theo bên mình.
Thùy theo từng ca phục vụ và từng nhà hàng, người phục vụ phải có:
·    Dụng cụ mở chai bia/ chai rượu vang.
·    Diêm, bật lửa.
·    Dụng cụ quét bàn ăn.
·    2 chiếc bút bi.
Cho dù ít khi xảy ra, nhưng bất kì người phục vụ nào cũng có thể được yêu cầu mở chai, thắp nến hoặc cho khách hút thuốc, quét bàn ăn, ghi yêu cầu gọi món hoặc cho khách mượn bút.
6. Các thói quen cá nhân.
Các thói quen cá nhân không được ảnh hưởng đến thái độ chuyên nghiệp và các yếu tố về vệ sinh.
Người phục vụ không đựơc:
·    Hít mũi, ho, hắt hơi, ngoáy mũi hoặc xỉa răng, khạc nhổ, gãi, vuốt tóc, liếm đầu ngón tay, ợ hơi, ngáp,vươn vai hoặc cho thấy cách ứng xử khó gần.
Việc này không chỉ hạ thấp hình ảnh của nhà hàng mà còn làm khách phật lòng và thường gây nguy cơ mất vệ sinh.
7. Ăn uống.
Người phục vụ không được ăn hoặc uống tại nơi phục vụ hoặc trước mặt khách.
·    Đồ ăn và đồ uống phải được dùng đúng thời gian và khu vực quy định cho nhân viên.
·    Nhân viên có thể uống nước trong khu phục vụ nhưng phải ở phía sau.
·    Nhân viên không bao giờ được uống rượu, có mùi rượu hoặc say rựợu trong khi làm việc.
Sự đúng mực có tính chuyên nghiệp.
Các yếu tố an toàn về sức khỏe, hiệu quả và lịch sự chung.

CÔNG VIỆC SỐ 1:   CHUẨN BỊ LÀM VIỆC
PHẦN VIỆC SỐ 1.4:  Trang thiết bị trong nhà hàng (Kiến thức)

Thiết bị
Mô tả
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Bộ đồ ăn: dao, nĩa.
·    Mặc dù không phải luôn được làm bằng bạc nhưng đó là dụng cụ khách dùng để ăn.
·    Thìa súp, dao ăn cá, dao ăn món chính, dĩa ăn món chính, thìa và dĩa ăn tráng miệng, dao và dĩa ăn hoa quả, dao ăn bơ, thìa trà và cà phê, thìa kem, thìa và dĩa phục vụ, dao cắt bánh ngọt…
Nhân viên phục vụ phải nhận biết được tất cả các thiết bị và công dụng của chúng.
Tham khảo chương 2 giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng.
2. Dụng cụ phục vụ thức ăn.
Thường được gọi chung là “khay”, thường được làm bằng thép không gỉ và được dùng để phục vụ khách tại bàn.
·    Liễn súp, thuyền đựng sốt, và khay, dĩa bầu dục và nắp đậy (vung), dĩa đựng rau hình vuông, tròn hoặc bầu dục đều có kích thước khác nhau.
Nhân viên phục vụ phải nhận biết được tất cả các thiết bị và công dụng của chúng.

3. Dụng cụ phục vụ đồ uống.
Dùng để bê và phục vụ đồ uống tại bàn khách.
·    Khay tròn thường có đường kính 20 – 30 cm, kẹp gắp đá, xô đá và giá đặt xô đá.
Nhân viên phục vụ phải nhận biết được tất cả các thiết bị và công dụng của chúng.

4. Đồ dùng trong phòng. chờ phục vụ/ xoong nồi.
Các thiết bị dùng trong khu vực chế biến (phòng chờ phục vụ) để chế biến các đồ uống nóng. Có thể là đồ gốm hoặc thép không gỉ.
·    Ấm cà phê 3 người, 6 người, bình đựng sữa nóng 3 người, 6 người; ấm trà 3, 6 ,9 người; bình đựng sũa lạnh 3 và 6 người; bình đựng kem nửa suất, 1 suất, 3 suất; rổ đựng bánh mì nướng, cốc đựng trứng, khay đựng khăn lạnh/ nóng, chân nến.
Nhân viên phục vụ phải nhận biết được tất cả các thiết bị và công dụng của chúng.

5. Bộ đồ ăn đặc biệt.
Các dụng cụ khác chuyên dùng cho các món ăn đặc biệt.
·    Kẹp lấy đường, kẹp lấy măng tây, kéo cắt nho, kẹp vỡ hạt, dĩa ăn bánh, dĩa ăn sò, bát rửa tay, bát đường, bát ăn tôm hùm, giá đựng tiêu muối, thìa mù tạt, thìa xúc kem, máy xay tiêu, thìa nước mắm, dao cắt bánh ga tô, dĩa ăn dưa, các lọ dầu giấm, bát nước mắm nhỏ, chân đế đũa.
Nhân viên phục vụ phải nhận biết được tất cả các thiết bị và công dụng của chúng.

6. Ly cốc.
Các loại ly thủy tinh khách dùng để uống
·    Ly uống nước, ly uống vang đỏ, ly uống vang trắng (đặc biệt là ly uống vang chuyên dụng như Hock, Mosell. Degustation), ly uống rượu anh đào, ly uống rượu vang mạnh, ly rượu mùi, ly cốc uống rượu sâm banh thấp hay cao, các ly uống rượu pha đặc biệt, ly uống rượu Brandy, ly đế bằng uống rượu mạnh, ly uống bia, ly vại uống bia to/nhỏ, ly uống bia goblet, bình đựng nước, bình đựng rượu vang.
Nhân viên phục vụ phải nhận biết được tất cả các thiết bị và công dụng của chúng.

7. Bát đĩa.
Các loại bát đĩa khách sẽ dùng.
·    Đĩa ăn súp, bát sâu lòng, bát nông lòng, chén súp, đĩa ăn món, đĩa thịt, đĩa cá (tròn và bầu dục), đĩa ăn tráng miệng, đĩa bánh mì, đĩa ăn sa lát, tách trà và đĩa kê, tách cà phê và đĩa kê, bát ăn ngũ cốc và hoa quả, đĩa đậy.
Nhân viên phục vụ phải nhận biết được tất cả các thiết bị và công dụng của chúng.

8. Các thiết bị khác.
Tùy thuộc từng nhà hàng, loại hình phục vụ và các món ăn mà nhà hàng đó cung cấp, các loại thiết bị khác mà nhân viên phải làm quen.
·    Đĩa hâm thức ăn cho cả bàn hoặc cho gia đình, đèn cồn, các loại đĩa với kích thước và hình dạng khác nhau, xe đẩy phục vụ thức ăn, gạt tàn, rổ đựng bánh mì, nồi đất, dụng cụ nạo phô mai, bình hoa, rổ đựng hoa quả, bình đựng gia vị, khay đá, bình lọc trà, khung đỡ chai rượu vang, các khay phục vụ và khay thu dọn.
Nhân viên phục vụ phải nhận biết được tất cả các thiết bị và công dụng của chúng.


CÔNG VIỆC SỐ 1:    CHUẨN BỊ LÀM VIỆC
PHẦN VIỆC SỐ 1.5:   Bộ phận ẩm thực và đồ uống (Kiến thức)

Khu vực
Mô tả
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Bộ phận nhà hàng.
Là một bộ phận trong khách sạn quản lí toàn bộ các hoạt động về việc cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách.
·    Tùy theo quy mô, bao gồm:
·    Nhà bếp, nhà hàng, phục vụ, quầy đồ uống, phục vụ tại phòng khách, phục vụ hội nghị, tiệc tại đại sảnh và trực thuộc các phòng giải trí khác như vũ trường, bể bơi hoặc câu lạc bộ sức khỏe.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận.
Tham khảo Chương 1, giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng.
2. Nhà bếp.
Tạo ý tưởng về món ăn và chịu trách nhiệm về yêu cầu, bảo quản và chế biến tất cả các món ăn.
·    Thường bao gồm (tùy theo quy mô và loại nhà hàng)
·     Bếp món nóng, bếp món nguội, bếp làm bánh, bếp sơ chế.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận.
3. Rửa dọn.
Don dẹp, sắp xếp và cung cấp tất cả các thiết bị nhỏ phục vụ ăn uống.
·    Tiêu biểu gồm(tùy thuộc vào quy mô và loại nhà hàng):
·    Rửa bát (bằng máy hoặc thủ công), rửa xoong nồi và các thiết bị nặng, các khu vực bảo quản, dọn đổ rác thải.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận
4. Nhà hàng.
Cung cấp việc ăn uống cho khách, bên trong hoặc bên ngoài nhà hàng.
·    Nhà hàng có thể có nhiều loại:
·    Sang trọng, bình dân, đặc sản, tự chon, phục vụ tại quầy, quán ăn nhỏ, quán café, quán ăn nhanh.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận.
5. Quầy đồ uống.
Cung cấp dịch vụ vvề đồ uống (có cồn và không cồn) cho khách.
·    Thường gồm có quầy phục vụ có ghế cao mà khách có thể ngồi cũng như kiểu có chỗ ngồi rộng tại sảnh cho khách. Khách có thể mua đồ uống và thức ăn nhẹ tại quầy hoặc tại bàn họ ngồi.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận.
6. Quầy pha chế.
Không mở cho khách nhìn thấy, quầy pha chế đồ uống lạnh cho khách được cung cấp cho nhân viên phục vụ theo yêu cầu của khách trong khi diễn ra bữa ăn.
·    Quầy pha chế thường chỉ có trong các nhà hàng lớn và cung cấp các loại rượu pha, rượu vang, rượu khai vị, rượu mạnh cho nhân viên phục vụ tại phòng khách.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận.
7. Phục vụ tại phòng.
Cung cấp dịch vụ về đồ ăn và đồ uống đến phòng cho khách.
·    Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn mà có dich vụ suốt 24h hoặc trong thời gian giới hạn, cung cấp toàn bộ hoặc chỉ 1 phần các món ăn và đồ uống của nhà bếp và quầy đồ uống đến phòng của khách.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận.
8. Hội nghị và tiệc.
Cung cấp việc phục vụ cho các bữa tiệc lớn, các cuộc họp ít người hay những hội nghị lớn.
·    Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn, bộ phận này có thể cung cấp dịch vụ cho:
·    Tiệc lớn, tiệc cưới, liên hoan, khai trương sản phẩm, đại hội, hội nghị, gặp gỡ làm ăn, bữa ăn trong phòng họp, đào tạo, triển lãm, hội thảo hoặc các văn phòng tạm thời.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận.
9. Khu giải trí/ đại sảnh/ phòng chờ.
Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn, thực phẩm và đồ uống phải được cung cấp đến các khu khác trong khách sạn.
·    Các khu vực giải trí có thể bao gồm câu lạc bộ đêm, vũ trường, các câu lạc bộ giải trí hay sức khỏe, bể bơi. Dịch vụ này có thể được giao cho phục vụ tại phòng, nhưng thường có dịch vụ chuyên môn tại khu vực này.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận.
10. Phục vụ bên ngoài khách sạn.
Thức ăn, đồ uống cũng như dịch vụ có thể được cung cấp đến các khu vực khác của khách sạn.
·    Vận chuyển, phục vụ và các thiết bị chuyên dụng phải sẵn có để đảm bảo cung cấp ra bên ngoài 1 dịch vụ tiêu chuẩn và hoàn hảo.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động trong bộ phận của mình cũng như sự giao tiếp và các thứ bậc trong bộ phận


CÔNG VIỆC SỐ 1:   CHUẨN BỊ LÀM VIỆC
PHẦN VIỆC SỐ 1.6:  Các bộ phận khác trong khách sạn (Kiến thức)

Bộ phận
Mô tả
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Lễ tân.
Cung cấp dịch vụ đón tiếp khách của khách sạn và là trung tâm thông tin cho khách, là điểm khách đến và khách đi.
Tùy theo quy mô của khách sạn, thường bao gồm:
·    Quầy lễ tân, quầy thu ngân, quầy trực sảnh/ mang hành lí, tổng đài điện thoại, bộ phận nhận đặt phòng trước.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động của khách sạn, cũng như sự giao tiếp, chức năng và các mối quan hệ.
Tham khảo chương 1 giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng.
2. Tiếp thị và bán hàng.
Điều hành các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, các chiến lược và hoạt động bán hàng cho khách sạn.
Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn mà bộ phận này bao gồm các hoạt động:
·    Bán hàng, quan hệ công chúng, tiếp thị và quản lí doanh thu, có quan hệ mật thiết với bộ phận đặt phòng.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động của khách sạn, cũng như sự giao tiếp, chức năng và các mối quan hệ.
3. Bộ phận Buồng.
Điều hành việc don dẹp mọi khu vực của khách sạn, trừ nhà bếp.
·    Chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ của các khu vực công cộng, các khu vực phía sau (trừ nhà bếp hoặc vườn), dọn dẹp kịp thời và hiệu quả các phòng khách.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động của khách sạn, cũng như sự giao tiếp, chức năng và các mối quan hệ.
4. Nhân sự.
Điều hành mọi công việc liên quan đến nhân sự của khách sạn.
·    Chịu trách nhiệm tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, các quyền lợi và tiền công của nhân viên, lưu giữ các hồ sơ các vấn đề về các sự tiến bộ, các kì nghỉ, kỉ luật, sa thải.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động của khách sạn, cũng như sự giao tiếp, chức năng và các mối quan hệ.
5. Kĩ thuật.
Đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của tất cả các máy móc thiết bị và bảo dưỡng toàn bộ công trình khách sạn.
Các nhiệm vụ tiêu biểu gồm:
·    Bảo dưỡng hàng năm, bảo dưỡng định kì, sửa chữa điện, máy móc, sơn và cải tạo hệ thống cấp thoát nước, máy làm lạnh, hệ thống điều hòa và sưởi ấm.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động của khách sạn, cũng như sự giao tiếp, chức năng và các mối quan hệ.
6. Kế toán.
Gìn giữ sổ sách của khách sạn và duy trì sự nhất quán trong quản lí tài chính.
·    Xử lí các khoản ngân quỹ nói chung, các quy trình kiểm soát hoạt động mua bán hàng hóa, bán hàng, lương bổng và các tài khoản quan trọng của khách sạn, lợi nhuận và thất thoát, chi phí và thu nhập.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động của khách sạn, cũng như sự giao tiếp, chức năng và các mối quan hệ.
7. An ninh.
Đảm bảo an ninh cho khách, nhân viên và tài sản của khách sạn.
·    Bằng việc sử dụng nhân lực và thiết bị, đảm bảo rằng những người không có nhiệm vụ không được phép vào trong khuôn viên khách sạn và những việc có lien quan đến an ninh ( trộm cắp, đỗ vỡ hoặc nguy hiểm) sẽ được xử lí kịp thời.
Nhân viên phục vụ phải biết rõ cơ cấu hoạt động của khách sạn, cũng như sự giao tiếp, chức năng và các mối quan hệ.


CÔNG VIỆC SỐ 2: CHUẨN BỊ NHÀ HÀNG.

Giới thiệu:
Bạn phải thực hiện công việc chuẩn bị nhà hàng trước khi phục vụ, bao gồm don vệ sinh khu vực nhà hàng và các thiết bị, vật dụng cá nhân trước khi bày biện nhà hàng: bàn ăn và khu vực làm việc phải được chuẩn bị sẵn sàng phục vụ bữa ăn để hoàn toàn chủ động đón thực khách. Bạn phải thực hiện nhiệm vụ này 1 cách chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn nghề, vệ sinh cũng như tiêu chuẩn an toàn.

CÔNG VIỆC SỐ 2:    CHUẨN BỊ NHÀ HÀNG.
PHẦN VIỆC SỐ 2.1:  Dọn dẹp nhà hàng.

Bước
Cách làm
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Đóng cửa nhà hàng.
Đóng hết các cửa chính và tắt hết các thiết bị.
·    Khi người khách cuối cùng đã rời khỏi nhà hàng.
·    Vào thời điểm thích hợp theo giừo mở cửa/ đóng cửa chung.
·    Đóng hoặc đặt thanh chắn tại cửa chính dành cho khách.
Không nên dọn dẹp khi vẫn còn khách trong nhà hàng.
Tham khảo chương 2 giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng.
2. Dọn hết các đồ vật bẩn.
Mang hết các đồ vật bẩn còn lại đến khu rửa bát đĩa.
·    Dùng khay hoặc xe đẩy khi thích hợp, dồn lại và dọn hết các đồ vật bẩn trên bàn, khu vực phục vụ và bàn tiệc.
·    Chuyển hết thức ăn thừa còn lại trên bàn tiệc đến nhà bếp ngay tức khắc.
Xe đẩy và khay dọn có thể được sử dụng ngoài giờ để tiến hành nhanh và an toàn hơn. Không để thức ăn còn lại trong nhà hàng.
3. Thông gió nhà hàng.
Mở hết cửa sổ để cho không khí tràn vào cho thoáng.
·    Nếu thời tiết và khí hậu cho phép, nên để cho không khí tự nhiên bên ngoài vào trong nhà hàng.Trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, nên để cho không khí điều hòa vừa phải.
Phòng ăn có thể có mùi ẩm mốc do thức ăn lâu ngày tạo ra.
4. Dọn hết các đồ vải bẩn.
Thu hồi và sắp xếp tất cả các đồ vải bẩn và trả lại đúng bộ phận để đổi lấy đồ vải mới.
·    Lấy khăn trên bàn cần phải thay và thay bằng khăn sạch.
·    Sắp xếp các đồ vật bẩn theo kích thước và chủng loại và xếp thành từng bó 10 chiếc. Không để đồ vải xuống mặt sàn mà để lên bàn hoặc xe đẩy sạch. Để riêng khăn bị rách hoặc hỏng để thông báo.
·    Mang đồ vải bẩn đã được đếm và phân loại đến bộ phận giặt là (hoặc bộ phận thích hợp) để đổi lấy đồ vải sạch.
Phải có đủ số lượng dự trữ cho phép cung cấp đủ đồ vải theo yêu cầu phục vụ.
Việc này cho phép kiểm soát tốt đồ vải – một loại hàng hóa đắt tiền.
5. Chuẩn bị phòng để lau dọn.
Điều chỉnh ánh sáng nếu cần thiết và di chuyển đồ nội thất nếu cần để lau dọn.
·    Nếu cần thì hãy bật đèn lên. Tùy thuộc vào kiểu cách và chính sách của khách sạn, có thể xếp ghế lên bàn để dễ dàng lau dọn.
Để dễ nhìn thấy bụi bẩn và có thể dễ dàng quét được sàn nhà và trong gầm bàn.
6. Lau bụi.
Lau cạnh, bề mặt bàn và ghế.
·    Dùng khăn lau sạch bụi, lau hết các cạnh cửa, các chụp đèn và các bề mặt khác.
·    Dùng khăn sạch (không dùng giấy hoặc khăn ăn) hoặc chổi quét bụi lau sạch bụi và các vụn bánh mì trên từng ghế.
Cách làm sạch bụi nhanh chóng trong nhà hàng.
Vì lí do vệ sinh, không được dùng khăn phục vụ để lau mặt ghế.
7. Lau dọn.
Làm sạch các bề mặt được ghi trong bảng danh mục kiểm tra tài sản.
·    Dùng danh mục tài sản và chất tẩy rửa thích hợp lau sạch các đồ vật như: Gương, kính cửa sổ, đồ đồng, cửa ra vào, chụp đèn, đồ gỗ, xe đẩy phục vụ.
Các bề mặt trong nhà hàng cần được làm sạch định kì.
8. Lau dọn sàn.
Tùy thuộc vào loại bề mặt sàn mà nên quét, lau khô, lau ướt hoặc hút bụi sàn nhà.
·    Lau từ góc nhà theo thứ tự đến cuối nhà hàng hoặc quầy, thường kết thúc ở cửa. Nếu lau ướt, phải đặt biển báo an toàn “sàn ướt”.
Quét theo thứ tự sẽ tốt hơn. Sàn gạch hoặc gỗ khi ướt rất nguy hiểm.
9. Sắp xếp lại.
Cất hết các thiết bị dọn vệ sinh đi, sắp xếp lại đồ đạc, điều chỉnh lại ánh sáng và đóng hết các cửa sổ.
·    Sắp xếp các thiết bị dọn vệ sinh và hóa chất đúng chỗ. Sắp xếp lại ghế theo đúng bàn. Giảm bớt ánh sáng nếu cần thiết.
·    Đóng hết cửa sổ hoặc điều chỉnh lại điều hòa không khí cho thích hợp.



CÔNG VIỆC SỐ 2:      CHUẨN BỊ NHÀ HÀNG.
PHẦN VIỆC SỐ2.2:     Lau bóng dao dĩa.

Bước
Cách làm
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Lấy dao dĩa để lau bóng.
Lấy dao dĩa từ khu vực rửa và để vào trong/lên trên khay thích hợp.
·    Dao dĩa phải được sắp xếp theo chủng loại và để vào khay phẳng riêng biệt hoặc thích hợp hơn là để vào máng nhựa đựng dao dĩa chuyên dụng.
·    Có thể lấy dao dĩa trực tiếp rừ các giỏ đựng trong máy rửa bát trong khu vực rửa.
Dao dĩa được sắp xếp gọn gàng sẽ đễ dàng hơn cho việc lau bóng và tiết kiệm thời gian.
Tham khảo chương 3 Giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng.
2. Chuẩn bị khu vực lau và dụng cụ lau.
Chuẩn bị khu vực để thực hiện việc lau bóng dao dĩa và lấy các dụng cụ cần thiết.
·    Khu vực lau bóng phải ở phía sau khu vực chuẩn bị hoặc khu riêng biệt ở phía sau nhà hàng.
·    Không được làm công việc lau bóng dao dĩa trước mặt khách mà phải làm ngoài giờ mở cửa.
·    Phải có sẵn 1 bề mặt sạch, khăn sạch dùng để lau bóng (không phải khăn vải phục vụ) và một xô (có thể dùng xô thép đựng đá) nước sôi.
Không được để cho khách nhìn thấy công việc lau dọn.
3. Lau bóng dao dĩa.
Lấy 1 hoặc 1 vài cái dao dĩa và dùng khăn lau bóng.
·    Không được chạm tay vào dao dĩa.Dùng khăn lau phủ kín tay, lau bề mặt dao dĩa để xóa hết các dấu vết nước đọng. Nếu vết nước đọng vẫn còn, nhúng vào trong nước nóng và lau lại.
·    Nếu dao dĩa vẫn còn bẩn (dầu mỡ hoặc thức ăn vẫn còn) trả lại chúng vào khu phục vụ.
·    Dao dĩa phải sáng, không có đốm vết trên bề mặt.
Ngay cả tay sạch cũng để lại dấu vân tay. Máy rửa bát tại các khu vực có nước cứng thường để lại vết nước đọng.
Sẽ không vệ sinh nếu bạn cố gắng loại bỏ vết bẩn.
4. Đặt lên khay.
Đặt dao dĩa đã lau bóng lên khay.
·    Sau khi đã kiểm tra kĩ bằng mắt thường, bỏ dao dĩa đã lau bóng lên khay thích hợp, sẵn sàng để mang đến bàn ăn hoặc bàn phụcvụ.


CÔNG VIỆC SỐ 2:       CHUẨN BỊ NHÀ HÀNG.
PHẦN VIỆC SỐ 2.3:     Lau bóng ly.

Bước
Cách làm
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Lấy ly cốc để lau bóng.
Lấy ly cốc từ khu vực để thực hiện lau bóng ly cốc và lấy các dụng cụ cần thiết.
·    Sử dụng đúng giá đỡ ly cốc.
·    Để trên xe đẩy hoặc giá đỡ có lõi cốc nếu có sẵn.
·    Vận chuyển cẩn thận đến khu vực lau dọn.
Giá đỡ ly cốc rất dễ đổ, va chạm hoặc lung lay gây ra đổ vỡ hàng loạt và những thiệt hại lớn.
Tham khảo chương 3 giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng.
2. Chuẩn bị khu vực và dụng cụ lau.
Chuẩn bị khu vực để chuẩn bị việc lau bóng ly cốc và lấy các dụng cụ cần thiết.
·    Khu vực lau bóng hoặc là phải ở phía sau khu vực chuẩn bị hoặc khu riêng biệt ở phía sau nhà hàng.
·    Không được làm công việc lau bóng ly cốc trước mặt khách mà phải làm ngoài giờ mở cửa.
·    Phải có sẵn 1 bề mặt sạch, khăn sạch dùng để lau bóng (không phải khăn vải phục vụ) và một xô nước sôi (có thể dùng xô thép đựng đá).
Không để cho khách nhìn thấy công việc lau dọn.
3. Lau bóng ly cốc.
Cầm ly cốc trên tay và khăn lau giữa ngón cái và ngón trỏ, lau bóng bên trong và bên ngoài thân ly cốc. Nếu vẫn còn vết nước đọng, hơ ly trên hơi nước sôi và lau lại.
·    Trước hết kiểm tra từng chiếc xem các vết rạn hoặc vỡ, bết son môi, trả lại khu vực rửa nếu không đạt yêu cầu.
·    Khăn phải luôn phủ kín tay và không được chạm tay vào ly cốc.
·    Không thổi vào ly cốc.
·    Tránh dùng lực quá mạnh hoặc xoắn ly cốc.
·    Ly cốc phải sáng bóng, không được có đốm vết.
Không dùng các ly cốc bị rạn hoặc nứt.
Tay sạch cũng để lại vết vân tay.
Thổi vào ly cốc là không vệ sinh.
Lực mạnh có thể làm vỡ ly cốc hoặc đứt tay.
4. Kiểm tra.
Kiểm tra ly cốc xem việc lau bóng đã hoàn hảo chưa.
·    Đưa ly cốc ra trước ánh sáng và nhìn kĩ xem có còn vết bẩn nào không.

5. Để lên khay hoặc giá đỡ.
Để ly cốc sạch lên khay.
·    Khay phải sạch, không trơn trượt hoặc phủ khăn phục vụ.
·    Nếu cất đi để dùng sau có thể cất ly cốc trong giá chuyên dụng.
Tránh cho ly cốc bị trượt khi mang đi.
Giá đựng ly cốc bảo đảm an toàn và dễ dàng khi vận chuyển.

CÔNG VIỆC SỐ 2:       CHUẨN BỊ NHÀ HÀNG.
PHẦN VIỆC SỐ 2.4:     Lau bóng bát đĩa.

Công việc
Mô tả
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Lấy bát đĩa để lau bóng.
Lấy bát đĩa từ khu vực rửa
·    Phải xếp chồng bát đĩa lên nhâu theo từng loại.
Bát đĩa được xếp ngăn nắp sẽ dễ dàng hơn cho việc lau bóng và tiết kiệm thời gian.
Tham khảo chương 3 giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng
2. Chuẩn bị dụng cụ và khu vực để lau.
Chuẩn bị khu vực để thực hiện việc lau bóng và lấy các dụng cụ cần thiết.
·    Khu vực lau bóng phải ở phía sau khu vực chuẩn bị hoặc khu riêng biệt ở phía sau nhà hàng.
·    Không được làm công việc lau rửa bát đĩa trước mặt khách mà phải làm ngoài giờ mở cửa.
·    Phải có sẵn 1 bề mặt sạch, khăn sạch dùng để lau bóng (không phải khăn vải phục vụ).
Không được để cho khách nhìn thấy các công việc lau dọn.
Nhà hàng sẵn sàng phục vụ khách.
3. Lau bóng bát đĩa.
Lấy 1 hoặc vài bát đĩa và lau bằng khăn.
·    Không được để tay chạm vào bát đĩa khi cầm lên.
·    Dùng khăn phủ kín tay, lau bề mặt bát đĩa để loại hết các vết nước đọng.
·    Nếu bát đĩa vẫn còn bẩn (vẫn còn dầu mỡ hoặc thức ăn) hãy trả lại bộ phận rửa bát.
·    Bát đĩa phải sáng bóng và không có đốm, vết trên cả 2 mặt.

Tay sạch cũng có thể để lại dấu vân tay. Máy rửa bát trong các vùng nước cứng thường để lại vết nước.
Sẽ không vệ sinh nếu bạn cố gắng loại bỏ vết bẩn.
4. Kiểm tra và xếp bát đĩa.
Để bát đĩa đã được lau bóng lên khay hoặc xe đẩy.
·    Sau khi kiểm tra kĩ bằng mắt thường, xếp bát đĩa đã được lau bóng lên bề mặt thích hợp hoặc xe đẩy, sẵn sàng mang đến khu phục vụ hoặc bàn ăn.


CÔNG VIỆC SỐ 2: CHUẨN BỊ NHÀ HÀNG.
PHẦN VIỆC SỐ 2.5: Thay khăn bàn.

Bước
Cách làm
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Lựa chọn khăn.

Chọn khăn sạch.
·    Chọn loại khăn có hình dáng và kích thước phù hợp với bàn ăn.
·    Kiểm tra xem khăn có bị hỏng hoặc có vết bẩn không.
·    Tay phải sạch.
Mỗi loại bàn dùng 1 loại khăn nhất định.
Tay bẩn sẽ làm bẩn khăn sạch.
Tham khảo chương 3 Giáo trình nghiệp vụ nhà hàng
2. Chuẩn bị thay khăn.
Đảm bảo rằng không còn rác bẩn trên bàn.
Đứng vuông góc với bàn, kép mép khăn từ cạnh bàn phía xa và tạo ra một lượt gấp nửa ngay trên mặt bàn.
·    Mặt bàn phải sạch.
·    Nếu là bàn tròn thì đứng vuông góc với chân bàn.
·    Mép rủ của khăn phía cạnh bàn bên kia phải được kéo lên sao cho không để lộ mặt bàn.
Để cho các mẩu thức ăn không còn lại bên dưới khăn.
Để cho các góc khăn phủ kín các chân bàn.
Để dễ dàng rút khăn lần sau và để cho khách không nhìn thấy mặt bàn bẩn hoặc dấu vết trên mặt bàn.
3. Đặt khăn sạch còn gấp lên bàn.
Đặt khăn sạch lên mép gần của bàn và mở nếp gấp cho kín bề ngang và nếp gấp ở giữa 2 mép khăn và nếp gấp ở giữa.
·    Bề ngang của bàn được phủ kín, các cạnh và nếp gấp giữa sẵn sàng được lấy lên bằng ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái.
Dễ dàng trải khăn
4. Trải nếp gấp xa để phủ mép xa của bàn.
Lấy khăn sạch và trải mép xa của khăn phủ kín mép xa của bàn.
·    Dùng 2 tay để trải khăn và cầm vào mép trên và nếp gấp giữa, buông mép dưới cho rũ xuống cạnh xa của bàn.

5. Giữ nguyên khăn bẩn để gấp.
Giữ khăn bẩn đã gấp.
·    Vẫn giữ khăn sạch bằng ngón cái và ngón trỏ, mở nếp gấp ở giữa bằng ngón tay giữa và lấy khăn bẩn lên.
Để khăn sạch mở ra.
6. Trải khăn.
Kéo mặt trái của khăn bẩn lên và để mở khăn sạch.
·    Kéo nhẹ nhàng cả 2 khăn về phía mình, bỏ khăn bẩn xuống dưới và trải khăn sạch lên mặt bàn.
Để động tác thay khăn theo 1 cách đơn giản và khách không nhìn thấy mặt bàn.
7. Loại bỏ khăn bẩn.
Mang khăn bẩn ra chỗ khác và gấp lại.
·    Lấy các khăn bẩn và mang đi, không kéo lê trên mặt sàn.
Duy trì tiêu chuẩn vệ sinh.
8. Chỉnh sửa khăn bàn.
Kiểm tra lại khăn mới và chỉnh sửa lại nếu cần thiết.
·    Khăn phải phẳng, không còn nếp gấp và được trải ngay ngắn trên bàn, các góc khăn phủ kín đều các chân bàn.
Để cho khăn che khuất tối đa các chân bàn.

CÔNG VIỆC SỐ 2:      CHUẨN BỊ NHÀ HÀNG.
PHẦN VIỆC SỐ 2.6:    Thay khăn bàn.

Bước
Cách làm
Tiêu chuẩn
Lí do
Kiến thức
1. Lấy khăn ăn sạch.

Lấy khăn sạch từ kho hoặc khu phục vụ.
·    Khăn ăn phải được mang trên khay hoặc xe đẩy.
Tiết kiệm thời gian, tránh làm rơi và làm hỏng khăn.
Tham khảo chương 3 giáo trình Nghiệp cụ du lịch.
2. Chuẩn bị chỗ để gấp.
Chuẩn bị khăn ăn và chỗ gấp thích hợp.
·    Nơi gấp khăn phải cách xa khách, trên bề mặt sạch.
·    Không được gấp khăn trên khăn trải bàn.
·    Tay phải sạch.
Khách không thích xem việc chuẩn bị.
Có ít không gian và các đồ vật khác cản trở việc gấp khăn.
Vì tay sẽ chạm khăn nên cần lưu ý về vệ sinh.
3. Gấp khăn ăn.
Gấp khăn ăn theo cách đã được hướng dẫn trước của nhà hàng, điểm phục vụ hoặc khu vực làm việc.
·    Phải kiểm tra từng khăn ăn xem có sạch sẽ và nguyên vẹn không.
·    Khi gấp khăn càng ít chạm tay vào khăn càng tốt.
·    Phải vuốt các nếp gấp bằng mu bàn tay.
·    Kết quả cuối cùng phải thỏa mãn về hình thức và đúng mẫu.
Sự tiếp xúc của bàn tay làm gia tăng việc truyền vi khuẩn.
Mu bàn tay sạch hơn và khô hơn lòng bàn tay.
Tất cả các khăn ăn trông phải giống nhau.
4. Xếp hoặc cất đi.
Xếp các khăn đã gấp về một bên.
·    Một số kiểu gấp có thể được xếp chồng trên khay. Các kiểu gấp khăn khác phải xếp riêng trên khay để mang đi.